Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong hơn 2 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy huyện, sự quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng lòng của Nhân dân nhằm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch Đại hội đề ra trong điều kiện hết sức khó khăn do dịch bệnh Covid-19 và tác động tiêu cực của cuộc chiến tranh giữa Nga và UCraine, song tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện luôn được giữ vững, có bước phát triển tiến bộ.
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Về phát triển kinh tế- xã hội
Bình quân tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 9,9%/năm, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 2,79%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,27%, giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng 11,91%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt 58,2 triệu đồng, dự kiến năm 2023 đạt 63 triệu đồng/năm, giá trị thu nhập bình quân trên 1ha đất canh tác dự kiến đạt 225 triệu đồng.
Cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ tiếp tục chuyển dịch mạnh theo đúng mục tiêu và định hướng: Giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại, dịch vụ. Cụ thể:
Thời gian
|
Nông nghiệp -
Thủy sản dựng (%)
|
Công nghiệp - Xây dựng (%)
|
Dịch vụ-
Thương Mại (%)
|
Năm 2021
|
11,02
|
61,27
|
27,71
|
Năm 2022
|
10,34
|
61,36
|
28,3
|
6 tháng đầu năm 2023
|
6,88
|
60,47
|
32,65
|
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2022-2023, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ phát triển chưa cao, trong khi huyện vẫn là huyện phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Thời gian tới, Huyện cần xem xét cân đối lại nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; tạo điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp, dịch vụ phát huy lợi thế của địa phương. Bên cạnh đó, phải xem xét, đánh giá năng lực ứng phó biến đổi khí hậu và các rủi ro khác trong sản xuất nông nghiệp như biến động về giá cả, thị trường; dịch bệnh... Từ đó, đề ra giải pháp tăng cường khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, hạn chế rủi ro khác trong sản xuất nông nghiệp tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư, phát triển nông nghiệp.
Về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là giao thông
Xây dựng, phát triển hạ tầng xã hội: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, cấp ủy chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn đã ích cực triển khai Kế hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện
Đã bố trí và huy động các nguồn vốn để đầu tư, tôn tạo được tổng số 35 công trình về văn hóa như: Các công trình di tích cấp Quốc gia, cấp tỉnh, Nhà văn hóa xã, các thôn, với tổng diện tích xây dựng mới khoảng 1.142m2, tổng kinh phí đầu tư xây dựng là 55,30 tỷ đồng. Hiện nay chưa đầu tư được hạ tầng kết nối tổng thể các công trình văn hóa, lĩnh sử trên địa bàn hoặc các địa phương lân cận nhằm khai thác, phát huy lợi thế các giá trị văn hóa, lịch sử của các di tích lịch sử trên địa bàn để thu hút dự án phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái.
Đã tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, huyện, xã, thị trấn và nguồn xã hội hóa triển khai đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng được 58 công trình (từ bậc Mầm non đến Trung học cơ sở) với tổng mức đầu tư xây dựng là 87,50 tỷ đồng.
Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Huyện đã triển khai đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mở rộng được 64,936km đường giao thông đường bộ với tổng mức đầu tư là 543.097 triệu đồng. Đặc biệt, đã triển khai xây dựng và hoàn thành một dự án trọng điểm như xây dựng được tuyến đường bên đường nối hai cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình; tuyến đường trục ngang, đoạn từ Quốc lộ 39 đến ĐT 376 huyện Ân Thi; đường cứu hộ phòng, chống lụt bão huyện; cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH 71, đoạn từ điểm giao ĐH 53 đến ĐT 378; cải tạo, nâng cấp tuyến đường ĐH 70 đoạn từ xã Nhân La, huyện Kim Động đến xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi; tuyến đường liên huyện từ xã Đồng Thanh đi xã Nhuế Dương, huyện Khoái Châu; xây dựng cầu Động Xá, thị trấn Lương Bằng…
Bên cạnh đó, Huyện đã đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống camera an ninh, giao thông tại một số địa phương. Hoàn thành dự án cây xanh công cộng, xây dựng 04 vườn hoa tại Khu dân cư mới, lắp đặt hệ thống đèn Led trên địa bàn thị trấn Lương Bằng. Đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống điện được 54.100m đường dây hạ thế, 35.332m đường dây trung thế; xây dựng 22 trạm biến áp với tổng công suất 6.370kVA([1]).
Về thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp: Các chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào huyện tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Số lượng các doanh nghiệp thành lập mới và đi vào hoạt động không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể:
Năm
|
Số lượng doanh nghiệp
|
2020
|
251
|
2021
|
298
|
2022
|
355
|
Trên địa bàn huyện, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và dịch vụ ăn uống. Các hoạt động xúc tiến thương mại, kêu gọi các doanh nghiệp thực hiện rất hạn chế do hạ tầng khu, cụm công nghiệp chưa hoàn thành (chưa hoàn thành mục tiêu thu hút 05 doanh nghiệp/năm). Bước đầu đã kêu gọi được 10 doanh nghiệp về khảo sát, nghiên cứu tiềm năng đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.
Để phát triển kinh tế ổn định, cân bằng giữa công nghiệp và nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của địa phương. Huyện định hướng công nghiệp tập trung chủ yếu về phía đông của huyện; phía tây huyện ưu tiên phát triển nông nghiệp. Để thực hiện được định hướng đó huyện điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp, trong đó đưa ra khỏi quy hoạch 07 cụm công nghiệp và bổ sung 03 cụm công nghiệp. Đến nay, 02 khu công nghiệp và 03 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Kim Động đã được phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/500. Huyện đang tích cực tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, triển khải thực hiện các dự án.
Hình ảnh tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025
Về cơ cấu lại, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
Huyện đã ban hành 01 chương trình, 02 đề án về phát triển nông nghiệp của huyện. Đồng thời, cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chỉ đạo tiếp tục thực hiện đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, thủy sản.
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp thông qua việc hình thành các HTX, THT; từng bước chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường công tác khoa học công nghệ và khuyến nông; chuyển đổi số trong nông nghiệp từng bước được áp dụng và đẩy nhanh; công tác phòng chống thiên tai được quan tâm, giảm thiểu thiệt hại. Thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thủy sản bình quân giai đoạn 2020-2023 ước đạt 2,67%/năm. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 11,17% năm 2020 ước xuống còn 9,2% năm 2023. Tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 50,57% lên 51,83%, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 44,45% xuống 43,15%; Giá trị thu được trên 1ha đất nông nghiệp đạt 225 triệu đồng; 62,5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
Bên cạnh những thành quả đạt được, việc thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến nay chưa đạt được. Nhiều mục tiêu phát triển tiềm năng, lợi thế nông nghiệp, nhất là khu vực vùng bãi chưa đạt mục tiêu đề ra (hiện mới đạt 02/10 mục tiêu của Đề án) do nguồn lực đầu tư của địa phương cũng còn hạn chế; phần lớn các chính sách, giải pháp phát triển khu vực vùng bãi đều là trung và dài hạn.
Lĩnh vực trồng trọt
Diện tích trồng cây hàng năm đến năm 2023 còn 8.970ha, giảm 5,3% so với năm 2020. Sản lượng lương thực có hạt giảm từ 48.520 tấn xuống còn 44.355 tấn. Diện tích trồng lúa 6.750ha, giảm 7,5%, tỷ lệ lúa chất lượng cao tăng từ 65% lên 66,7% vào năm 2023. Tổng diện tích trồng cây ăn quả là 1.779ha, tăng 2,6% so với năm 2020. Diện tích hoa, cây cảnh, cây dược liệu đạt trên 70ha. Diện tích chuyển đổi trên đất lúa 172,71ha. Giá trị thu được trên một héc ta đất canh tác ước đạt 225 triệu đồng tăng 20 triệu đồng/ha so với năm 2020.Mở rộng diện tích sản xuất theo quy trình tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Tổng số diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP đạt 377ha; 11 cơ sở chăn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAHP; 10 mô hình chuỗi sản phẩm rau, quả, thịt, cá an toàn; trên 3800ha lúa, cây vụ đông sản xuất tập trung quy mô từ 10ha trở lên, trong đó có 90ha liên kết tiêu thụ sản phẩm tại các xã Thọ Vinh, Toàn Thắng, Hùng An, Nhân La, Vĩnh Xá... 40% diện tích cây ăn quả sản xuất tập trung đã có sự liên kết trong sản xuất thông qua một số hợp tác xã kiểu mới được thành lập.
Bên cạnh đó, công tác định hướng, khuyến khích người nông dân trong việc sản xuất theo đúng quy hoạch phát triển nông nghiệp, phù hợp với lợi thế thổ nhưỡng của từng địa phương chưa thực sự tốt. Nhất là trong việc hoạt động canh tác lúa vẫn mang tính tự phát, mục tiêu: 50% diện tích lúa áp dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) chưa hoàn thành.
Lĩnh vực chăn nuôi - thủy sản
- Tổng đàn trâu, bò là 5.200 con, tăng 18,3% so với năm 2020. Tỷ lệ đàn bò thịt lai 3 máu chiếm trên 60% tổng đàn. Đàn bò sữa duy trì phát triển ổn định với tổng đàn trên 1.400 con. Tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) ước đạt 35.800 con giảm 0,8% so với năm 2020. Tỷ lệ lợn lai, lợn hướng nạc đạt 100% tổng đàn. Tổng đàn gia cầm năm 2022 ước đạt 1.100 nghìn con tăng 6% so với năm 2020, trong đó đàn gia cầm lông màu chiếm trên 90% tổng đàn.
- Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 10.936 tấn, tăng 5,8% so với năm 2020; sản lượng sữa tươi đạt 3.815 nghìn lít, tăng 8,9% so với năm 2020; sản lượng trứng gia cầm ước đạt 74.500 nghìn quả, tăng 2,72% so với năm 2020.
- Chăn nuôi an toàn sinh học tiếp tục được người chăn nuôi thực hiện, khoảng 50-60% các trại trung bình và các gia trại đã có hầm biogas để xử lý chất thải, 11 mô hình chăn nuôi đạt tiêu chuẩn Vietgahp. Đến nay, đã có 60,8ha đất được phê duyệt thực hiện chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Hiện đã có 12 trang trại đi vào sản xuất với tổng diện tích 19,2ha. Một số trang trại hoạt động có hiệu quả kinh tế cao trong đó có trang trại chăn nuôi lợn, trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm... Mặc dù vậy, mục tiêu xây dựng 01 - 02 khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư kiểu mẫu về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường chưa thực hiện được. Do các gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong cơ chế, chính sách và việc thực hiện quy trình đầu tư, xây dựng
Công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sạch nông thôn
- Công tác phòng chống thiên tai được triển khai đồng bộ, hiệu quả từ các cấp chính quyền đến toàn thể nhân dân. Công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều được thực hiện hiệu quả, an toàn cho công trình. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động được thực hiện thường xuyên. Huyện thường xuyên quan tâm đầu tư cải tạo, tu bổ các công trình thủy lợi, đê điều đã xuống cấp. Đê điều được ổn định, đảm bảo chống lũ thiết kế; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng nhiệm vụ tưới, tiêu. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn kỹ thuật sinh hoạt của Bộ y tế đạt 93,2%.
Xây dựng Nông thôn mới
Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, sự quyết tâm của cả hệ thống và sự ủng hộ của Nhân dân, vì vậy diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay, các xã từ trụ sở làm việc, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa và nhiều hạng mục công trình phúc lợi công cộng được đầu tư, nâng cấp, xây mới khang trang, bề thế hơn. Mạng lưới giao thông khá đồng bộ và hoàn chỉnh giúp cho việc đi lại, trao đổi, mở mang ngành nghề, dịch vụ của người dân được thuận lợi, dễ dàng. Tổng nguồn vốn huy động được trên 1.408 tỷ 865,10 triệu đồng đầu tư cho xây dựng nông thôn mới.
Đến nay, Huyện đã có 10/16 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 04 thôn được công nhận đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; cấp huyện đạt 3/9 tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao (Tiêu chí số 01: Quy hoạch, Tiêu chí số 04: Điện, Tiêu chí số 09: An ninh, trật tự - Hành chính công).
Về phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch
Số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm, đã tạo việc làm cho các lao động địa phương. Cụ thể:
Năm
|
Cơ sở SX Công nghiệp - Tiểu thủ CN
|
2020
|
1.572
|
2021
|
1.661
|
2022
|
1.670
|
Thu hút được 03 dự án nhà ở kết hợp với phát triển thương mại - dịch vụ. Cụ thể: Dự án khu nhà ở thương mại tại thị trấn Lương Bằng 12ha; Dự án KDC mới tại xã Hiệp Cường 40 ha; Dự án Khu nhà ở huyện Kim Động - giai đoạn 1 (5ha) tại thị trấn.
Dành nguồn kinh phí tu sửa, cải tạo, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật 13 chợ nông thôn, chợ truyền thống tạo thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán của nhân dân như: Chợ Trương Xá, xã Toàn Thắng; Chợ Hang, xã Thọ Vinh, Chợ Đức Hợp, Chợ Đầu, xã Vĩnh Xá...; đặc biệt dự án Chợ Ngàng, thị trấn Lương Bằng đã được UBND tỉnh phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư tại Quyết định số 15/QĐ- UBND ngày 28/01/2022.
Xây dựng mới được 02 siêu thị (Điện máy xanh) tại xã Nghĩa Dân và Thọ Vinh, nâng số siêu thị trên địa bàn huyện là 04 siêu thị. Đang triển khai xây dựng nhà 07 tầng phục vụ phát triển thương mại- dịch vụ tại xã Phạm Ngũ Lão. Xây dựng mới, mở rộng mới nhiều cơ sở, cửa hàng tiện ích về đồ gia dụng, quần áo, đồ gỗ, nội thất tại các xã: Toàn Thắng, Thọ Vinh, Đức Hợp, thị trấn Lương Bằng...
Hoạt động vận tải thời gian qua có bước phát triển, cơ bản phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh, đi lại của nhân dân. Dự án Bến xe khách tại xã Toàn Thắng đã đi vào hoạt động với trên 200 đầu xe các loại. Ngoài ra, tại thị trấn Lương Bằng có Hợp tác xã dịch vụ vận tải Trần Gia có trên 20 đầu xe khách, loại từ 16 chỗ đến 45 chỗ ngồi.
Huyện đã triển khai quy trình đầu tư và thực hiện đầu tư được 10 dự án hạ tầng kỹ thuật các KDC mới để đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở, với tổng diện tích là: 36,10ha.
Hoạt động tín dụng, ngân hàng phát triển, dư nợ cho vay tăng trưởng ổn định, chủ yếu là các khoản vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế; chất lượng bưu chính, viễn thông không ngừng nâng cao đáp ứng nhu cầu của người dân trong giai đoạn hiện nay.
Về thu, chi ngân sách của huyện: Từ năm 2021 trở lại đây, thu ngân sách trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi, đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể: Năm 2021: 334,859 tỷ đồng (đạt 173,4% so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao); năm 2022: 812,893 tỷ đồng; ước 6 tháng đầu năm 2023 đạt: 299,802 tỷ đồng. Mặc dù, kết quả thu ngân sách của huyện là rất ấn tượng nhưng tính bền vững chưa cao, nguồn thu ngân sách vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn đấu giá QSDĐ. Các giải pháp phát triển, tạo nguồn thu mới chưa thể phát huy hiệu quả trong ngắn hạn dẫn đến việc đảm bảo nhiệm vụ thu ngân sách nửa cuối nhiệm kỳ sẽ có nhiều khó khăn.
Chi ngân sách đúng Luật, đảm bảo cơ bản các yêu cầu chi thường xuyên, chi cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tiết kiệm chi ngân sách, tổng chi ngân sách địa phương năm 2021: 745,865 tỷ đồng; năm 2022: 1.104,664 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2023: 377,919 tỷ đồng.
Lĩnh vực đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường
Hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt giải toả các công trình vi phạm trên đất nông nghiệp, hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thuỷ lợi theo Kế hoạch số 93ª/KH-UBND và Chỉ thị số 02/CT-UBND của UBND tỉnh Hưng Yên trên toàn huyện, kiên quyết không để phát sinh tái phạm, vi phạm mới. Tính đến tháng 6/2023, đã giải tỏa 330/777 công trình vi phạm trước ngày 01/7/2014, đạt 42,47% (bình quân chung toàn tỉnh đạt 35,85%); 488/558 công trình vi phạm từ sau ngày 01/7/2014 đến trước 31/3/2017, đạt 87,46% (bình quân chung toàn tỉnh đạt 74,89%); 227/301 công trình vi phạm từ sau ngày 31/3/2017, đạt 75,42% (bình quân chung toàn tỉnh đạt 82,69%).
Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xử lý đất dôi dư đạt được kết quả khá, đã cấp GCNQSD đất ở lần đầu 32.6077 thửa, đạt 77,92%; đất nông nghiệp 85.595 thửa, đạt 95,27%. Cấp đổi GCNQSD đất nông nghiệp sau DTĐR 36.031 thửa, đạt 66,09%. Có 80% số thửa đất nông nghiệp sau dồn thửa đổi ruộng và đất ở được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tập trung đẩy mạnh việc xử lý đất dôi dư được 36 trường hợp tương ứng với diện tích 2.910m2, thu ngân sách số tiền là 4.245.444.000 đồng. Tuy nhiên tiến độ, triển khai việc chuyển đổi số và quản lý, tra cứu hồ sơ địa chính trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin còn chậm gặp nhiều khó khăn.
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân về bảo vệ môi trường được thực hiện thường xuyên. Đến nay, có tổng 28.239/39.214 hộ đang thực hiện phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình, đạt tỷ lệ 72%. Năm 2023, xây dựng mô hình Phụ nữ phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình và ứng dụng làm vi sinh bản địa IMO vào xử lý rác thải hữu cơ đã được phân loại.
Về lĩnh vực văn hóa - xã hội
Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo có xu hướng giảm thời gian qua, cụ thể: năm 2022 có 704 hộ nghèo, chiếm 1,74%, giảm 393 hộ so với năm 2021. Tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 1,27%, giảm 458 hộ so với năm 2021. Huyện đã thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà cho 10 hộ nghèo với tổng số tiền 175 triệu đồng. Có 1.093 lượt hộ gia đình vay vốn giải quyết giải việc làm, 271 lượt học sinh, sinh viên vay vốn.
Thực hiện tốt các chính sách và giải pháp giải quyết việc làm, tạo việc làm mới cho trên 6.800 lao động. Bình quân mỗi năm có khoảng 2.200 lao động có việc làm mới (mục tiêu 2.200 lao động/năm, đạt chỉ tiêu nghị quyết đề ra); trong đó có 417 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,7% so với tổng số lao động (mục tiêu 72%, đạt chỉ tiêu nghị quyết). Triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu phát triển BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn.
Thực hiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động gặp khó khăn do dịch Covid -19 cho 12.822 lượt người, với tổng số tiền hỗ trợ là 15.787.750.000 đồng; trợ 247 đơn vị, với 9.389 lao động, với số tiền 5.534.181.305 đồng; chi trả trợ cấp cho 227 đơn vị, với 9.926 lao động, với tổng số tiền đã chi 22.064.750.000 đồng.
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được toàn xã hội quan tâm đúng mức. Các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội được duy trì. Công tác chăm sóc người cao tuổi, bình đẳng giới, việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội… được triển khai đồng bộ, kịp thời.
Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao và du lịch phát triển mạnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ làng văn hóa đạt 100% (vượt mục tiêu Nghị quyết). Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 95,7% (tăng 0,7%, mục tiêu Nghị quyết 96,5%). Giữ vững tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 95% ( đạt mục tiêu Nghị quyết 95%).
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng. Hoạt động trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa được quan tâm. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực.
Phong trào thể dục, thể thao quần chúng phát triển ổn định, tỷ lệ người dân luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên đạt 32%; tỷ lệ gia đình luyện tập thể dục, thể thao đạt 21%. Tham gia các giải thi đấu thể dục, thể thao do tỉnh tổ chức đạt 138 Huy chương các loại (39HCV, 51HCB và 48HCĐ).
Hệ thống truyền thanh từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư, phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền. Từ năm 2020 đến 6/2023, đã phát sóng: hơn 990 chương trình; 7.600 tin, bài, chuyên mục, văn bản…Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.
Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong xây dựng Chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số trên địa bàn huyện. Tính đến tháng 6/2023, đã cấp 678 tài khoản; 89 đơn vị sử dụng văn bản được ký số và xử lý trên phần mềm Quản lý theo quy định, trong đó cấp huyện đạt 100%, cấp xã khoảng 85%. Trang Thông tin điện tử huyện đã đăng tải được 1.605 tin bài và 1.582 văn bản chỉ đạo điều hành. 100% các xã, thị trấn đã có phòng họp trực tuyến và Trang thông tin điện tử. Tỷ lệ cấp chữ ký số, chứng thư số cho lãnh đạo, công chức (liên quan đến 25 dịch vụ công thiết yếu) đủ điều kiện cấp huyện đạt 100%, cấp xã đạt 98%. Số doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số, chữ ký số, nộp thuế điện tử là 362/381 doanh nghiệp (đạt 95%). Số lượng người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng 40.858/104.011 người (chiếm 39%).
Toàn huyện hiện có hiện có 17 trường Mầm non, 9 trường Tiểu học, 10 trường THCS, 8 trường liên cấp Tiểu học và THCS, 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên do huyện quản lý; 03 trường THPT; 15 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục. Tổng số có 28.109 học sinh (không tính nhóm lớp mầm non tư thục); 1.209 cán bộ, giáo viên và nhân viên trong biên chế do huyện quản lý (trong đó có 118 cán bộ lãnh đạo, quản lý), 100% cán bộ lãnh đạo quản lý và 97,7% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Quy mô trường lớp ổn định; cơ sở vật chất tiếp tục được quan tâm, đầu tư, hoàn thiện gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; 14/17 trường mầm non, 8/9 trường tiểu học, 11/18 trường THCS và trường liên cấp đạt chuẩn quốc gia các mức độ; 3/3 trường THPT đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 2 (mức độ 1: THPT Nghĩa Dân và Kim Động; mức độ 2: THPT Đức Hợp).
Lĩnh vực y tế
Công tác khám chữa bệnh, tiêm chủng mở rộng được triển khai tốt đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm đề ra, y tế tư nhân ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng góp phần nâng cao năng lực khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Cơ sở vật, trang thiết bị y tế của y tế cơ sở được đầu tư nâng cấp đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh ban đầu của người dân. Tính đến nay, 100% các xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức triển khai thường xuyên liên tục vào các đợt cao điểm trong năm và các dịp lễ, tết. Quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân ngày càng chặt chẽ. Công tác tuyên truyền các chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình được thực hiện thường xuyên, hình thức phong phú, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên dưới 1% và giảm dần theo các năm, tỷ lệ sinh con thứ 3+; tỷ số giới tính có xu hướng giảm.
Công tác bảo đảm quốc phòng - an ninh
Tình hình an ninh quốc gia, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn trên địa bàn huyện cơ bản ổn định. Duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; thường xuyên kiện toàn tổ chức, biên chế các lực lượng theo quy định. Việc nắm tình hình, giải quyết các mâu thuẫn, khiếu kiện phức tạp về an ninh trật tự; đấu tranh, điều tra, xử lý các loại tội phạm và thi hành án dân sự được thực hiện có hiệu quả. Phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được phát huy. Tập trung triển khai hiệu quả Đề án bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã, thị trấn trên địa huyện gắn với quan tâm hỗ trợ xây dựng trụ sở làm việc công an xã, thị trấn theo Nghị quyết số 352/NQ-HĐND ngày 30/3/2023 của HĐND tỉnh, đã đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của huyện và hỗ trợ cho 13 xã, thị trấn xây dựng mới và sửa chữa trụ sở Công an xã với tổng nguồn vốn là 29 tỷ đồng.
Lực lượng vũ trang duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt công tác phòng chống dịch Covid-19. Thường xuyên kiện toàn tổ chức biên chế đối với lực lượng thường trực, lực lượng dự bị động viên, DQTV, tổ chức huấn luyện và tham gia hội thi, hội thao đạt thành tích cao. Tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ cho 09 xã, thị trấn; diễn tập QP-AN cho 03 phòng, ngành. Tháng 6/2023, diễn tập 08 xã và 02 phòng, ngành, hoàn thành 100% các xã, thị trấn trong năm 2023. Tích cực triển khai Kết luận số 06-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX về xây dựng các công trình chiến đấu trong khu vực phòng thủ; đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án xây dựng các công trình trong khu vực phòng thủ huyện. Hoàn thành thủ tục và triển khai khởi công xây dựng Sở chỉ huy trong khu căn cứ chiến đấu tại xã Đồng Thanh với tổng kinh phí khoảng 35 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện, đến nay dựng án đã thực hiện đạt trên 50% theo kế hoạch, phấn đấu hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2023 và phục vụ cho nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ huyện năm 2023. Hàng năm, hoàn thành 100% chỉ tiêu xây dựng, huy động huấn luyện kiểm tra sẵn sàng chiến đấu đối với lực lượng dự bị động viên, DQTV và chỉ tiêu giao quân bảo đảm chất lượng. Chính sách hậu phương quân đội được quan tâm, công tác hậu cần kỹ thuật bảo đảm đầy đủ vũ khí trang bị cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện diễn tập theo kế hoạch. Với kết quả trên, năm 2022 Ban Chỉ huy Quân sự huyện được Chủ tịch nước tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba.
Hình ảnh tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025
2. Về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá chiến lược.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đặt ra 06 nhiệm vụ trọng tâm và 02 khâu đột phá chiến lược. Trọng tâm là tập trung huy động, phân bổ hợp lý các nguồn lực địa phương, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Trên cơ sở đó, Ban Thường vụ Huyện ủy cụ thể hóa trong 06 chương trình và 07 đề án để chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng.
Kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện, các chương trình, đề án của Huyện ủy, đến nay trung bình khoảng 30% các chỉ tiêu Huyện đã hoàn thành; 50% đang tiếp tục triển khai với tiến độ đảm bảo theo đúng tiến độ đề ra, 20% chỉ tiêu gặp nhiều khó khăn vướng mắc, cần có giải pháp tháo gỡ (một số chỉ tiêu không còn phù hợp đã nghiên cứu điều chỉnh),cụ thể:
II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2023-2025
1. Điều chỉnh một số mục tiêu nghị quyết đại hội như sau:
- Điều chỉnh chỉ tiêu Tỷ lệ bao phủ BHYT đến năm 2025 đạt 96% (mục tiêu Đại hội là 98%). Căn cứ Nghị quyết số 335/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh; Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 03/02/2023 của UBND tỉnh Hưng Yên về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025
- Mục tiêu giai đoạn 2020-2025 xây dựng Chợ đầu mối nông sản (80ha), điều chuyển mục tiêu thực hiện sang giai đoạn 2025-2030.
2. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng: Tiếp tục định hướng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng chuyển dịch hợp lý: cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - thương mại, dịch vụ. Trong đó, chú trọng thực hiện hiệu quả các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp nhằm đổi mới cách thức huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực theo hướng hợp lý tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm cải thiện năng suất lao động. Tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập bình quân, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội:
Đối với hạ tầng xã hội: Chỉ đạo các ngành, các địa phương khẩn trương hoàn thành quy trình đầu tư xây dựng, tổ chức đền bù, GPMB và triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật các Khu dân cư mới để đấu giá QSD đất cho nhân dân làm nhà ở tại các địa phương. Dành nguồn vốn ưu tiên tập trung đầu tư, nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống các Trường học (từ bậc Mầm non đến THCS) để đạt chuẩn Quốc gia về giáo dục; cải tạo, nâng cấp các di tích lịch sử, thiết chế văn hóa; cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trạm Y tế tại các địa phương.
- Hoàn thành việc lập Quy hoạch chung đô thị Toàn Thắng- Nghĩa Dân, Thọ Vinh - Phú Thịnh và thị trấn Lương Bằng mở rộng (thị trấn Lương Bằng, Chính Nghĩa và Hiệp Cường). Hoàn thành chỉ tiêu về đô thị hóa, trong đó triển khai lập và trình phê duyệt công nhận khu vực Thọ Vinh - Phú Thịnh đạt tiêu chí đô thị loại V.
Đối với hạ tầng kỹ thuật và chỉnh trang đô thị: Tiếp tục phối hợp với Sở GTVT triển khai đầu tư xây dựng các dự án: Đường Chí Tân - Toàn Thắng, đường Chính Nghĩa - Phú Cường, đường ĐT 376B, tuyến đường bên đường nối hai cao tốc HN- HP và CG- NB; tuyến đường từ Khoái Châu đến điểm giao đường ĐH 71 huyện Kim Động. Tập trung chỉ đạo hoàn thành đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm: Xây dựng tuyến ĐT 377 (quy hoạch) đoạn từ điểm giao ĐH 73 đến điểm giao ĐT 376 huyện Ân Thi, xây dựng tuyến đường từ QL 39 tại xã Toàn Thắng đến đường nối hai cao tốc HN- HP và CG- NB; xây dựng tuyến đường Gom 02 bên QL 39 đoạn từ xã Chính Nghĩa đến Hiệp Cường; xây dựng hệ thống điện chiếu sáng từ xã Toàn Thắng đến giáp xã Phạm Ngũ Lão; xây dựng vỉa hè 02 bên QL 39 tại thị trấn Lương Bằng; xây dựng tuyến đường vào Trường bắn xã Hiệp Cường; xây dựng cầu Mụa, xã Vũ Xá, cầu Đống Lương, xã Hiệp Cường, cầu Phú Cốc, Cốc Khê, xã Phạm Ngũ Lão…
Về thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp: Kiểm tra, đôn đốc Nhà đầu tư tập trung nguồn lực, máy móc, thiết bị hoàn thành việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Phạm Ngũ Lão - Nghĩa Dân xong trong Quý III năm 2024. Chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan tập trung GPMB các dự án Khu, cụm công nghiệp, nhất là Khu công nghiệp Kim Động (DĐK) cụm công nghiệp Chính Nghĩa và Kim Động. Phấn đấu từ quý III năm 2024 - 2025, mỗi năm thu hút từ 10-15 doanh nghiệp vào đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp.
Phối hợp với huyện Ân Thi tiếp tục đề xuất với UBND tỉnh cho thành lập và lập quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp Kim Thi và Ân Thi.
Dành nguồn vốn ưu tiên để đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài cụm công nghiệp.
Cơ cấu lại, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục Chương trình hành động số 33-CTr/HU ngày 12/4/2023 của Huyện ủy về thực hiện Nghị quyết số 19 -NQ/TW của BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, chú trọng cân đối, phân bổ nguồn lực phù hợp ưu tiên đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hoá theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh". Phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp bằng cách tăng cường ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ; nâng cao chất lượng, giá trị, lợi nhuận, bảo quản tốt sản phẩm sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu sản phẩm, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đã có thương hiệu. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng 01-02 khu vực chăn nuôi tập trung xã khu dân cư. Tập trung phát triển, đổi mới, nâng cao hiệu quả các loại hình kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, nhất là hợp tác xã; thực hiện liên kết giữa hộ gia đình với các tổ chức kinh tế hợp tác, doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ nông sản. Chú trọng triển khai các biện pháp tăng cường năng lực ứng phó biến đổi khí hậu và hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chú trọng tăng cường tập huấn, tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân về thích ứng biến đổi khí hậu; phòng chống thiên tai. Nâng cao năng lực ứng phó, xây dựng nguồn lực tại chỗ, triển khai tốt các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp cho người dân như tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật; chủ động biện pháp phòng, chống dịch bệnh...
Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu: Tiếp tục huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, hạ tầng kỹ thuật (điện, nước, xử lý rác...), hạ tầng xã hội, phấn đấu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 10/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 25/69 khu đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là ở các lĩnh vực công nghiệp chế biến, dịch vụ, làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Tiếp tục nâng lên chất lượng các xã, huyện đã đạt tiêu chí nông thôn mới.
Về phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch: Tập trung chỉ đạo hoàn thành việc lập chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư và triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật các dự án nhà ở thương mại tại KDC mới xã Hiệp Cường 40ha, dự án Khu nhà ở huyện Kim Động - giai đoạn 1 (5ha) Dự án khu nhà ở thương mại kết hợp với trung tâm thương mại tại thị trấn Lương Bằng 12ha.
- Kêu gọi Nhà đầu tư tiếp tục triển khai các bước đầu tư Chợ đầu mối nông sản thực phẩm 80ha, Chợ Ngàng thị trấn Lương Bằng; xây dựng cảng thủy nội địa tại xã Hùng An và Đức Hợp; xây dựng, phát triển, mở rộng các siêu thị, cửa hàng tiện ích, hệ thống nhà hàng ăn uống, nghỉ dưỡng.
- Chỉ đạo ngành Điện tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn vay từ nước ngoài, nguồn vốn ngân sách để đầu tư, nâng cấp các trạm biến áp, cải tạo đường dây trung, hạ thế trên địa bàn huyện.
Thu ngân sách: Tuyên truyền vận động các thành phần kinh tế, sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tăng cường công tác quản lý, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ cho người nộp thuế. Thường xuyên kiểm tra, rà soát các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, kịp thời đưa vào quản lý thuế; đồng thời kiểm tra hồ sơ khai thuế đối chiếu với doanh thu thực tế để có biện pháp điều chỉnh mức thu thuế kịp thời. Đẩy mạnh công tác đấu thầu đất giãn dân các dự án của huyện (Dự án 1,9ha Hiệp Cường; Dự án sân vận động huyện trong tháng 6/2023) và các dự án đấu giá của các xã như Vũ Xá, Đồng thanh, Thọ Vinh…. Rà soát các khoản thu (đất dôi dư, xen kẹp, đất giao trái thẩm quyền tại các xã...) và các nguồn vốn hợp pháp khác để có nguồn đầu tư xây dựng cơ bản. Các ngành và UBND các xã, thị trấn cùng phối kết hợp tổ chức đôn đốc, kiểm tra việc kê khai và nộp thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn. Phối hợp chặt chẽ, tích cực rà soát nguồn thu hiện có như phí, lệ phí, thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản, đôn đốc thu nộp kịp thời các khoản thu còn nợ đọng vào ngân sách nhà nước theo đúng quy định.
Chi ngân sách: Thực hiện chi đúng, đủ về chế độ, định mức nhất là chi cho con người, kiên quyết không để tình trạng nợ chế độ chi con người. Thường xuyên có sự kiểm tra về công tác quản lý ngân sách để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời những sai phạm về nguyên tắc tài chính. Đối với chi thường xuyên đảm bảo chi đúng theo kế hoạch giao. Thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công năm 2022, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 3/7/2017 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công. Trong quá trình điều hành ngân sách chủ động sắp xếp, điều chỉnh các nhiệm vụ chi cho phù hợp với khả năng thu ngân sách nhà nước ở mỗi cấp. Trường hợp giảm thu so với dự toán ngân sách các cấp chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của mình để bù đắp, đồng thời thực hiện rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên, cắt giảm hoặc giãn thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, trong đó phải ưu tiên đảm bảo nguồn thanh toán các khoản chi tiền lương và có tính chất lương, các khoản chi thường xuyên để đảm bảo hoạt động bình thường của các cơ quan, đơn vị, chi đầu tư xây dựng cơ bản các công trình trọng điểm. Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, đảm bảo chi đúng dự toán được giao và các khoản chi được chuyển nguồn; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, thực hiện tốt công tác quản lý tài sản công. Chi ngân sách đảm bảo theo dự toán được giao. Thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi, không bổ sung các nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán đối với các nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết, cấp bách.
Lĩnh vực đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường: Đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN quyền sử dụng đất ở. Kiên quyết xử lý dứt điểm các trường hợp lấn chiếm, tái lấn chiếm, sử dụng đất trái mục đích. Đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn huyện; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng; xử lý nghiêm trách nhiệm cán bộ để xảy ra các vi phạm. Chủ động, thực hiện nhanh, hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện. Triển khai các giải pháp xử lý rác thải trên địa bàn huyện, đặc biệt là môi trường và rác thải các khu công nghiệp. Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn xã các xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, xây dựng mô hình và tổ chức triển khai công tác phân loại rác thải tại nguồn trên địa bàn.
Văn hóa - xã hội: Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh, huyện; Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm hướng dẫn, chỉ đạo, xét các danh hiệu Gia đình văn hoá, làng văn hoá, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa hằng năm (phấn đấu đạt và vượt mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đề ra); thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử gắn với phát triển du lịch huyện Kim Động giai đoạn 2021- 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 08/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao huyện Kim Động giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 16/11/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên về triển khai thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; phát triển tốt các loại hình câu lạc bộ TDTT, tham gia các giải thi đấu do tỉnh tổ chức. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về văn hoá, thông tin, thể thao; thường xuyên kiểm tra các hoạt động và kinh doanh dịch vụ văn hoá thông tin, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trên địa bàn huyện.
Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, chuyển đổi số: Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với chuyển đổi số; chú trọng công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số, lợi ích khi thực hiện chuyển đổi số tới người dân, doanh nghiệp trên địa bàn huyện; tham mưu tổ chức các buổi tập huấn, về Chuyển đổi số để nâng cao nhận thức cũng như lan tỏa tinh thần chuyển đổi số trên địa bàn huyện.
Lĩnh vực giáo dục-đào tạo: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học và xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; tăng cường nguồn lực cho giáo dục - đào tạo, nhất là đầu tư các hạng mục công trình, trang thiết bị dạy học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, duy trì và nâng cao chất lượng chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, chuẩn phổ cập THCS mức độ 3, xóa mù chữ mức độ 2. Tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp phù hợp với thực tiễn, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục. Thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018, đẩy mạnh giáo dục STEM, tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, công tác khuyến học, khuyến tài. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong giáo dục và đào tạo. Nâng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo lên 99,2%.
Lĩnh vực Y tế: Nâng cao chất lượng công tác dân số và chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, nhất là y tế cộng đồng. Quan tâm đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống y tế từ huyện đến cơ sở; chủ động xây dựng các phương án huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và mỗi người dân tham gia phòng, chống dịch bệnh. Thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện, tiến tới lập bệnh án điện tử trong công tác khám, chữa bệnh. Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân. Quản lý chặt chẽ hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn. Tiếp tục thực hiện tốt công tác dân số trong tình hình mới, giữ tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên dưới 1%, khắc phục tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.